1. Virus:
Là tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ nhất, thông thường bằng 1/20 kích thước của vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào sinh vật sống, sinh sản bên trong ký chủ và gây bệnh bằng cách làm tổn hại các mô của ký chủ. Ở cá mú có 2 loại virus được báo cáo là virus gây hoại tử thần kinh (VNN) và irido virus…
Có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách: Tiệt trùng các bể và phương tiện khác trước khi sử dụng. Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Cung cấp đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng cho cá.
2. Bệnh do vi khuẩn
Trong môi trường nuôi có thể thấy vi khuẩn bám vào lưới, sống với cây cỏ và động vật trong môi trường nuôi. Kết với các phân tử trong nước. Dạng phiêu sinh hoặc nổi tự do trên mặt nước.
Cơ quan bị lây nhiễm: Vây và đuôi, thân, mắt.
Dấu hiệu: Vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u. Màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không. Cá chết ở đáy.
Vi khuẩn bị nhiễm bệnh cho cá khi: Mật độ nuôi quá cao, chất lượng dinh dưỡng và nước kém. Nhiễm ký sinh trùng và chúng tạo vết thương, đó chính là lối vào cho vi khuẩn xâm nhập. Ô nhiễm chất hữu cơ vì thức ăn thừa và nước kém lưu chuyển. Cá bị thương.
Phòng ngừa: Duy trì mật độ cá và sinh khối thích hợp bên trong hệ thống nuôi. Duy trì sự lưu thông nước cho lồng nuôi bằng cách vệ sinh và thay lồng để giảm thiểu sinh vật bám trên lưới. Thức ăn tươi hoặc nhân tạo cho cá phải được bảo quản tốt.
Xử lý: Tắm cá trong nước ngọt, không kéo dài quá 15 phút. Tắm cá nhanh bằng dung dịch formalin và iodine.
3. Các bệnh do nấm:
Nấm là vi sinh vật có dạng sợi, tăng trưởng không cần ánh sáng, chúng tạo năng lượng bằng cách tiêu thụ chất hữu cơ…
Phòng ngừa: Tránh làm cá bị thương, chuyển ngay cá có dấu hiệu bị nhiễm nấm khỏi hệ thống nuôi. Không cho cá thức ăn bẩn và hư. Bảo quản tốt thức ăn nhân tạo.
4. Bệnh do ký sinh trùng:
Cơ quan bị ảnh hưởng: Mang và thân.
Dấu hiệu: Cá tập trung tại mặt nước hoặc gần nơi sục khí. Mang có màu lợt. Màu sắc của thân đậm hơn, trên thân xuất hiện những đốm như nhung.
Hậu quả: Da và mang cá bị hoại tử. Cá chết nhiều nếu không được điều trị.
Điều trị: Tắm cho cá bằng Sulfat đồng, hàm lượng 0,5ppm trong 3 – 5 ngày, sục khí mạnh. Thay nước và hóa chất hàng ngày hoặc tắm cho cá bằng Formalin, hàm lượng 200ppm trong 1 giờ, sục khí mạnh. Chuyển cá vào bể nước sạch 2 lần trong 3 giờ xử lý cá.
5. Trùng lông tơ:
Chúng có hình quả lê, kích thước 0,5mm với lớp lông tơ trên bề mặt. Ký sinh trên da cá.
Cơ quan bị nhiễm: Bề mặt thân, mắt cá
Các dấu hiệu của bệnh: Xuất hiện các chấm trắng trên da cá. Cá cọ mình vào các vật cứng khi bơi. Trên thân cá xuất hiện nốt nhày.
Điều trị: Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Tắm cá bằng nước có 25ppm Formalin (25ml Formalin trong 1 tấn nước) 5 – 7 ngày, sục khí mạnh, thay nước đã xử lý và hóa chất hàng ngày. Chuyển cá đã xử lý vào bể nước sạch 2 lần trong vòng 3 ngày.
6. Sán lá ở da:
Là loài sán ký sinh bên ngoài cơ thể, có chiều dài 2 – 6mm.
Cơ quan bị nhiễm: Bên ngoài cơ thể, mắt.
Điều trị: Tắm cá trong nước ngọt 10 – 30 phút hoặc tắm cá trong dung dịch oxy già 150ppm, trong 10 – 30 phút, sục khí mạnh. Ngoài ra còn chú ý sán lá ở mang và giun tròn gây hại.
NVN, 4/6/2004 (Theo tài liệu của TTPT nghề cá Đông Nam Á)
>>Tham khảo: Một số sản phẩm xử lý nước và các men vi sinh giúp cho tôm phát triển